Động Giộc Đâư - kiệt tác của thiên nhiên
(BCB) - Động Giộc Đâư tại thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh) là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh được công nhận năm 2009 với vẻ đẹp được ví như kiệt tác được trau chuốt, gọt giũa từ bàn tay màu nhiệm của thiên nhiên.
Động Giộc Đâư nằm ở gần chân núi khu vực Kéo Cao, từ đường nội vùng thị trấn Hùng Quốc lên đến cửa động 34 m. Động Giộc Đâư có 2 hệ thống: động khô (không có nước) phía bên phải; động có nước phía bên trái. Cửa động khô quay về hướng Đông, rộng khoảng 8 m, cao 6 m, dài gần 200 m, có lối thông sang hướng Bản Lòa, xã Quang Hán (Trà Lĩnh); lòng động tương đối bằng phẳng, rộng và cao từ 3 - 5 m; trong động có nhiều ngách.
< Đường lên thắng cảnh động Giộc Đâư chưa có sự tác động của con người.
Theo người dân địa phương, để đi hết các ngách trong động khô phải mất cả ngày. Trong động có lối thông lên dãy núi Giộc Đâư, đó là hệ thống núi kéo dài liên tiếp tạo thành hình vòng cung, mặt trước ôm lấy trung tâm huyện, mặt sau nối liền với dải đồi đất chạy về hướng Cửa khẩu Trà Lĩnh.
Dulichgo
Động khô, có nhiều nhũ đá đẹp với sắc màu vàng và đỏ hòa quyện lẫn nhau như những bông sen úp ngược rủ xuống... Các ngách trong hang được thông nối với nhau tạo thành một khoảng trống rộng, chỗ rộng nhất khoảng 30 m, rất thoáng mát.
Động nước là một kiệt tác của thiên nhiên làm say đắm lòng người. Động nước có chiều dài hơn 100 m, rộng 4 m, chỗ rộng nhất khoảng 7 m, vòm động cao 5 m, chỗ cao nhất 8 - 10 m. Qua cửa động khoảng 2 m, du khách như bước vào một thế giới kỳ ảo của nhũ đá.
< Trong động nước có những vũng nước nhỏ, xung quanh là những gờ đá uốn lượn đẹp mắt.
Vòm động được mở dần ra, chia thành các vòm cao, thấp khác nhau. Vòm động phía bên trái có một “dòng thác bạc” bất ngờ hiện ra trước mắt khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Những làn nước như được dát bởi lớp ánh bạc lấp lánh chảy tầng tầng lớp lớp trên vách đá, cạnh đó là những nhũ đá như các tòa sen rực rỡ được bài trí khéo léo tăng thêm vẻ hấp hẫn.
Muốn thăm vòm động bên phải trong động nước Giộc Đâư, du khách phải bước xuống chừng 2 m và phải có đèn chiếu sáng mới tham quan được. Vòm động rộng khoảng 4 m, cao 5 m, chỗ rộng nhất là 8 m với vô số nhũ đá hiện ra với nhiều hình thù khác nhau, có dải nhũ nhấp nhô như bức tranh thủy mặc, có khối nhũ giống như chú voi, có khối như hình ông tiên hay chú cá sấu đang đắm chìm trong dòng nước.
< Những nhũ đá rủ xuống như tấm rèm buông từ trần hang.
Dulichgo
Trần hang có khối nhũ đá như chiếc đèn chùm tuyệt đẹp tỏa sáng trong động sâu; dưới chân là làn nước trong vắt mát lạnh, thỉnh thoảng bắt gặp một vài chú cá nhỏ màu trắng trong suốt như pha lê, ẩn mình trong các hốc đá...
Càng đi sâu vào trong, vòm động như thấp dần, chỉ cao từ 1,5 - 2,5 m, có chỗ chỉ khoảng 80 cm, nhưng dường như càng đi sâu vào động thì các “tác phẩm điêu khắc” của thiên nhiên càng được trau chuốt, công phu và tỉ mỉ hơn. Những nhũ đá rủ xuống đan xen tạo nên tấm rèm buông xuống từ trần hang khiến du khách tưởng tượng như bắt gặp cung phòng của “các nàng tiên”.
Sau khi tham quan trong động Giộc Đâư, bước ra khỏi hang, trước mắt du khách lại hiện ra dải núi yên ngựa Kéo Cao khá bằng phẳng nằm xen kẽ giữa núi Phja Đẩy có độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển.
Đứng trên đỉnh núi Phja Đẩy có thể thấy được toàn cảnh các xã Cao Chương, Quang Hán, thị trấn Hùng Quốc và dãy núi Giộc Đâư, nơi đây bốn mùa lộng gió, phong cảnh hữu tình, không khí trong lành mát mẻ. Theo các cụ cao niên trong vùng, nơi đây theo phong thủy là khu vực “đầu rồng” địa thế đẹp, là nơi tốt nhất để tiếp nhận “sinh khí vũ trụ”.
Dulichgo
Thắng cảnh động Giộc Đâư hiện còn mang vẻ nguyên sơ, chưa có sự tác động của con người. Nếu được quan tâm đầu tư, phát huy tiềm năng thì thắng cảnh động Giộc Đâư sẽ có giá trị rất lớn về mặt du lịch, vừa khám phá hang động đẹp, vãn cảnh thiên nhiên mà còn có thể kết hợp du lịch sinh thái, du lịch khám phá và mạo hiểm.... đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng du khách.
Theo Thúy Hằng (Báo Cao Bằng)
Du lịch, GO!
Bản đồ Tổ quốc bằng đá ở Cổng Trời
Động Giộc Đâư nằm ở gần chân núi khu vực Kéo Cao, từ đường nội vùng thị trấn Hùng Quốc lên đến cửa động 34 m. Động Giộc Đâư có 2 hệ thống: động khô (không có nước) phía bên phải; động có nước phía bên trái. Cửa động khô quay về hướng Đông, rộng khoảng 8 m, cao 6 m, dài gần 200 m, có lối thông sang hướng Bản Lòa, xã Quang Hán (Trà Lĩnh); lòng động tương đối bằng phẳng, rộng và cao từ 3 - 5 m; trong động có nhiều ngách.
< Đường lên thắng cảnh động Giộc Đâư chưa có sự tác động của con người.
Theo người dân địa phương, để đi hết các ngách trong động khô phải mất cả ngày. Trong động có lối thông lên dãy núi Giộc Đâư, đó là hệ thống núi kéo dài liên tiếp tạo thành hình vòng cung, mặt trước ôm lấy trung tâm huyện, mặt sau nối liền với dải đồi đất chạy về hướng Cửa khẩu Trà Lĩnh.
Dulichgo
Động khô, có nhiều nhũ đá đẹp với sắc màu vàng và đỏ hòa quyện lẫn nhau như những bông sen úp ngược rủ xuống... Các ngách trong hang được thông nối với nhau tạo thành một khoảng trống rộng, chỗ rộng nhất khoảng 30 m, rất thoáng mát.
Động nước là một kiệt tác của thiên nhiên làm say đắm lòng người. Động nước có chiều dài hơn 100 m, rộng 4 m, chỗ rộng nhất khoảng 7 m, vòm động cao 5 m, chỗ cao nhất 8 - 10 m. Qua cửa động khoảng 2 m, du khách như bước vào một thế giới kỳ ảo của nhũ đá.
< Trong động nước có những vũng nước nhỏ, xung quanh là những gờ đá uốn lượn đẹp mắt.
Vòm động được mở dần ra, chia thành các vòm cao, thấp khác nhau. Vòm động phía bên trái có một “dòng thác bạc” bất ngờ hiện ra trước mắt khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Những làn nước như được dát bởi lớp ánh bạc lấp lánh chảy tầng tầng lớp lớp trên vách đá, cạnh đó là những nhũ đá như các tòa sen rực rỡ được bài trí khéo léo tăng thêm vẻ hấp hẫn.
Muốn thăm vòm động bên phải trong động nước Giộc Đâư, du khách phải bước xuống chừng 2 m và phải có đèn chiếu sáng mới tham quan được. Vòm động rộng khoảng 4 m, cao 5 m, chỗ rộng nhất là 8 m với vô số nhũ đá hiện ra với nhiều hình thù khác nhau, có dải nhũ nhấp nhô như bức tranh thủy mặc, có khối nhũ giống như chú voi, có khối như hình ông tiên hay chú cá sấu đang đắm chìm trong dòng nước.
< Những nhũ đá rủ xuống như tấm rèm buông từ trần hang.
Dulichgo
Trần hang có khối nhũ đá như chiếc đèn chùm tuyệt đẹp tỏa sáng trong động sâu; dưới chân là làn nước trong vắt mát lạnh, thỉnh thoảng bắt gặp một vài chú cá nhỏ màu trắng trong suốt như pha lê, ẩn mình trong các hốc đá...
Càng đi sâu vào trong, vòm động như thấp dần, chỉ cao từ 1,5 - 2,5 m, có chỗ chỉ khoảng 80 cm, nhưng dường như càng đi sâu vào động thì các “tác phẩm điêu khắc” của thiên nhiên càng được trau chuốt, công phu và tỉ mỉ hơn. Những nhũ đá rủ xuống đan xen tạo nên tấm rèm buông xuống từ trần hang khiến du khách tưởng tượng như bắt gặp cung phòng của “các nàng tiên”.
Sau khi tham quan trong động Giộc Đâư, bước ra khỏi hang, trước mắt du khách lại hiện ra dải núi yên ngựa Kéo Cao khá bằng phẳng nằm xen kẽ giữa núi Phja Đẩy có độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển.
Đứng trên đỉnh núi Phja Đẩy có thể thấy được toàn cảnh các xã Cao Chương, Quang Hán, thị trấn Hùng Quốc và dãy núi Giộc Đâư, nơi đây bốn mùa lộng gió, phong cảnh hữu tình, không khí trong lành mát mẻ. Theo các cụ cao niên trong vùng, nơi đây theo phong thủy là khu vực “đầu rồng” địa thế đẹp, là nơi tốt nhất để tiếp nhận “sinh khí vũ trụ”.
Dulichgo
Thắng cảnh động Giộc Đâư hiện còn mang vẻ nguyên sơ, chưa có sự tác động của con người. Nếu được quan tâm đầu tư, phát huy tiềm năng thì thắng cảnh động Giộc Đâư sẽ có giá trị rất lớn về mặt du lịch, vừa khám phá hang động đẹp, vãn cảnh thiên nhiên mà còn có thể kết hợp du lịch sinh thái, du lịch khám phá và mạo hiểm.... đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng du khách.
Theo Thúy Hằng (Báo Cao Bằng)
Du lịch, GO!
Bản đồ Tổ quốc bằng đá ở Cổng Trời