Di tích hành cung Long Bình
(BPY) - Thành Long Bình là nơi đặt bộ máy nhà nước Phong kiến tỉnh Phú Yên từ năm 1899 đến năm 1945. Hành cung trong thành Long Bình là hành cung của chính quyền phong kiến Nam Triều được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX và sử dụng dưới các triều vua cuối cùng của triều Nguyễn. Đây là di tích có giá trị lịch sử văn hóa, một trong số ít những di tích của triều đại Phong kiến nhà Nguyễn để lại dấu ấn khá rõ nét trên địa bàn thị trấn Sông Cầu.
Sách Địa dư tỉnh Phú Yên mô tả về Sông cầu (ở thời điểm năm 1837): “Sông Cầu là tỉnh lỵ trên bờ vịnh Xuân Đài về làng Phước Lý, cách Qui Nhơn 61 cây số, cách Nha Trang 176 cây số. Dân cư ước được 1.000 người. Phố xá rải rác năm bảy cái… Dọc theo bờ biển có lầu quan công sứ cùng các công sở, cách Sông Cầu 500 thước tây thì có tỉnh, có hành cung, có dinh quan tuần vũ và các ty…”.
Hành cung là tên gọi chỉ công trình kiến trúc được xây dựng với chức năng chủ yếu là để dự phòng, chuẩn bị dùng làm nơi dừng chân nghỉ ngơi của vua khi tuần du ra khỏi kinh thành hoặc đi kinh lý, thị sát ở địa phương. Ngoài ra, đây là còn là nơi truyền và tiếp nhận chỉ dụ của vua, nơi tổ chức nhiều nghi lễ theo qui định của nhà nước Phong kiến để khẳng định vương quyền của vị vua đang tại vị và triều đại đó.
Qua khảo sát những dấu tích còn lại và dựa theo lời kể của nhân dân địa phương, thành Long Bình nằm trên một doi đất trải dài theo hướng Bắc - Nam, cao hơn mặt ruộng ở phía đông và phía tây 2-4m.
Dulichgo
Khu thành có hình chữ nhật, bốn mặt quay chính 4 hướng. Mặt tiền quay về hướng nam liền kề với làng mạc, kế đến là sông Tam Giang, mặt hậu quay về hướng bắc. Hai phía đông tây là đồng ruộng thấp, cánh đồng ở phía đông có tên gọi là đồng Bến Thuyền. Nơi đây, khi đào sâu vào lòng đất, nhân dân địa phương phát hiện những vỏ sò và dây neo đậu thuyền.
Hành cung là một công trình lớn, được thiết kế ở vị trí trung tâm của khu thành, quay mặt về hướng nam, hướng thẳng ra cột cờ, khoảng giữa cột cờ và hành cung có đào hồ hình mặt nguyệt, trồng sen để tôn thêm vẻ đẹp hài hòa của công trình kiến trúc này.
< Trụ cổng Hành Cung Long Bình bị cỏ cây chen lấn.
Ở các phía tả, hữu và bên hậu hành cung là những dinh thự, công sở làm việc của bộ máy chính quyền Phong kiến.
Tất cả các công trình đó đều quay mặt hướng về hành cung và lấy hành cung làm trung tâm. Theo lời những người cao tuổi ở địa phương, nguyên trước tòa chính điện của hành cung có hình vuông, một gian bốn mái lợp ngói âm dương, bộ khung cột chắc chắn làm bằng loại gỗ rất tốt, giữa tòa nhà có xây bục cao, trên bục là ngai vàng bằng gỗ sơn son thếp vàng.
< Cánh đồng bên cạnh sông.
Vua Bảo Đại đã hai lần về ngự tại hành cung tỉnh Phú Yên. Lần thứ nhất vào tháng 3-1933, khi đó Bảo Đại mới trở về từ Pháp và tổ chức cuộc tuần du vào các tỉnh phía nam.
Dulichgo
Trong chuyến đi này, vua Bảo Đại dừng chân ở lại hành cung Sông Cầu và tiếp tục đi thăm các cảnh vật trong tỉnh, trong đó có công trình thủy lợi đập Đồng Cam (lúc đó tên là đê Bảo Đại) vừa mới hoàn thành công cuộc xây dựng kéo dài 9 năm (1924 - 1932). Lần thứ hai vua Bảo Đại đến ngự tại hành cung Long Bình là vào năm 1943, nhiều cụ già 75- 80 tuổi ở đây còn nhớ rõ sự kiện này. Lúc đó họ là những học sinh và được vận động đi đón rước vua Bảo Đại.
Sau cách mạng tháng 8-1945, chính quyền cách mạng tiếp quản toàn bộ công sở dinh thự này. Cuối năm 1946, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đã tiêu hủy toàn bộ các công trình này trong đó có khu hành cung để thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Thời kỳ 1954- 1975, thành Long Bình là nơi chính quyền Mỹ- ngụy dồn dân lập ấp chiến lược. Trên nền móng của những công trình kiến trúc cũ, một số công sở được xây dựng để phục vụ chính quyền đương thời. Bên cạnh đó, nhiều nhà ở của nhân dân cũng được xây dựng. Việc bóc dỡ gạch, đá để lấy vật liệu xây dựng các công sở, nhà cửa đã làm mất dần vết tích của các công trình kiến trúc. Hiện tại, chỉ nhận biết và định vị được một số công trình quan trọng qua phần nền móng còn lại.Dulichgo
Hành cung Long Bình là một công trình kiến trúc quan trọng, sự kiến tạo công trình này đã nằm trong ý đồ qui hoạch xây dựng ngay từ đầu của chính quyền Phong kiến khi mới bắt đầu dời đặt lỵ sở về thôn Long Bình (1899). Hành cung là công trình được ưu tiên xây dựng ở vị trí tốt nhất, được tôn cao hơn so với các công trình khác và được xây dựng với qui mô lớn nhất. Thị trấn Sông Cầu đang trên đà xây dựng phát triển. Trong tương lai không xa, đây sẽ là một trong những trung tâm kinh tế lớn của tỉnh. Do vậy, giữ gìn, tôn tạo và phát huy những di sản văn hóa là việc làm rất cần thiết. Đối với những di tích có giá trị lịch sử- văn hóa nằm ngay trong lòng thị trấn như hành cung Long Bình thì việc bảo vệ, gìn giữ càng cấp thiết hơn, để góp phần làm cho thị trấn phát triển cân đối trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo Kim Chi, Hữu An (Báo Phú Yên), ảnh internet
Du lịch, GO!
Sách Địa dư tỉnh Phú Yên mô tả về Sông cầu (ở thời điểm năm 1837): “Sông Cầu là tỉnh lỵ trên bờ vịnh Xuân Đài về làng Phước Lý, cách Qui Nhơn 61 cây số, cách Nha Trang 176 cây số. Dân cư ước được 1.000 người. Phố xá rải rác năm bảy cái… Dọc theo bờ biển có lầu quan công sứ cùng các công sở, cách Sông Cầu 500 thước tây thì có tỉnh, có hành cung, có dinh quan tuần vũ và các ty…”.
Hành cung là tên gọi chỉ công trình kiến trúc được xây dựng với chức năng chủ yếu là để dự phòng, chuẩn bị dùng làm nơi dừng chân nghỉ ngơi của vua khi tuần du ra khỏi kinh thành hoặc đi kinh lý, thị sát ở địa phương. Ngoài ra, đây là còn là nơi truyền và tiếp nhận chỉ dụ của vua, nơi tổ chức nhiều nghi lễ theo qui định của nhà nước Phong kiến để khẳng định vương quyền của vị vua đang tại vị và triều đại đó.
Qua khảo sát những dấu tích còn lại và dựa theo lời kể của nhân dân địa phương, thành Long Bình nằm trên một doi đất trải dài theo hướng Bắc - Nam, cao hơn mặt ruộng ở phía đông và phía tây 2-4m.
Dulichgo
Khu thành có hình chữ nhật, bốn mặt quay chính 4 hướng. Mặt tiền quay về hướng nam liền kề với làng mạc, kế đến là sông Tam Giang, mặt hậu quay về hướng bắc. Hai phía đông tây là đồng ruộng thấp, cánh đồng ở phía đông có tên gọi là đồng Bến Thuyền. Nơi đây, khi đào sâu vào lòng đất, nhân dân địa phương phát hiện những vỏ sò và dây neo đậu thuyền.
Hành cung là một công trình lớn, được thiết kế ở vị trí trung tâm của khu thành, quay mặt về hướng nam, hướng thẳng ra cột cờ, khoảng giữa cột cờ và hành cung có đào hồ hình mặt nguyệt, trồng sen để tôn thêm vẻ đẹp hài hòa của công trình kiến trúc này.
< Trụ cổng Hành Cung Long Bình bị cỏ cây chen lấn.
Ở các phía tả, hữu và bên hậu hành cung là những dinh thự, công sở làm việc của bộ máy chính quyền Phong kiến.
Tất cả các công trình đó đều quay mặt hướng về hành cung và lấy hành cung làm trung tâm. Theo lời những người cao tuổi ở địa phương, nguyên trước tòa chính điện của hành cung có hình vuông, một gian bốn mái lợp ngói âm dương, bộ khung cột chắc chắn làm bằng loại gỗ rất tốt, giữa tòa nhà có xây bục cao, trên bục là ngai vàng bằng gỗ sơn son thếp vàng.
< Cánh đồng bên cạnh sông.
Vua Bảo Đại đã hai lần về ngự tại hành cung tỉnh Phú Yên. Lần thứ nhất vào tháng 3-1933, khi đó Bảo Đại mới trở về từ Pháp và tổ chức cuộc tuần du vào các tỉnh phía nam.
Dulichgo
Trong chuyến đi này, vua Bảo Đại dừng chân ở lại hành cung Sông Cầu và tiếp tục đi thăm các cảnh vật trong tỉnh, trong đó có công trình thủy lợi đập Đồng Cam (lúc đó tên là đê Bảo Đại) vừa mới hoàn thành công cuộc xây dựng kéo dài 9 năm (1924 - 1932). Lần thứ hai vua Bảo Đại đến ngự tại hành cung Long Bình là vào năm 1943, nhiều cụ già 75- 80 tuổi ở đây còn nhớ rõ sự kiện này. Lúc đó họ là những học sinh và được vận động đi đón rước vua Bảo Đại.
Sau cách mạng tháng 8-1945, chính quyền cách mạng tiếp quản toàn bộ công sở dinh thự này. Cuối năm 1946, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đã tiêu hủy toàn bộ các công trình này trong đó có khu hành cung để thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Thời kỳ 1954- 1975, thành Long Bình là nơi chính quyền Mỹ- ngụy dồn dân lập ấp chiến lược. Trên nền móng của những công trình kiến trúc cũ, một số công sở được xây dựng để phục vụ chính quyền đương thời. Bên cạnh đó, nhiều nhà ở của nhân dân cũng được xây dựng. Việc bóc dỡ gạch, đá để lấy vật liệu xây dựng các công sở, nhà cửa đã làm mất dần vết tích của các công trình kiến trúc. Hiện tại, chỉ nhận biết và định vị được một số công trình quan trọng qua phần nền móng còn lại.Dulichgo
Hành cung Long Bình là một công trình kiến trúc quan trọng, sự kiến tạo công trình này đã nằm trong ý đồ qui hoạch xây dựng ngay từ đầu của chính quyền Phong kiến khi mới bắt đầu dời đặt lỵ sở về thôn Long Bình (1899). Hành cung là công trình được ưu tiên xây dựng ở vị trí tốt nhất, được tôn cao hơn so với các công trình khác và được xây dựng với qui mô lớn nhất. Thị trấn Sông Cầu đang trên đà xây dựng phát triển. Trong tương lai không xa, đây sẽ là một trong những trung tâm kinh tế lớn của tỉnh. Do vậy, giữ gìn, tôn tạo và phát huy những di sản văn hóa là việc làm rất cần thiết. Đối với những di tích có giá trị lịch sử- văn hóa nằm ngay trong lòng thị trấn như hành cung Long Bình thì việc bảo vệ, gìn giữ càng cấp thiết hơn, để góp phần làm cho thị trấn phát triển cân đối trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo Kim Chi, Hữu An (Báo Phú Yên), ảnh internet
Du lịch, GO!