Đình Thi Phổ (Mộ Đức, Quảng Ngãi)
(BQN) - Với mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến đình làng luôn gợi cho ta nhớ đến hình ảnh của làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình. Đình làng như ngôi nhà chung của cộng đồng, là nơi hội họp, sinh hoạt và thường diễn ra các hoạt động hội hè của dân làng.
Đình Thi Phổ còn có tên gọi là dinh Trung Hòa thuộc thôn 4, xã Đức Tân. Tên gọi dinh Trung Hòa có nguồn gốc từ sau năm 1930, vì khi một số người dân ở gần cầu Dắt Dây thuộc làng Thi Phổ Nhất đang xây dựng dinh Trung Hòa thì bị chiến tranh tàn phá nên công trình bị hoãn lại. Theo các vị cao niên trong làng: Bộ khung bê tông, cốt thép mà hiện nay chúng ta thấy bên Quốc lộ 1 thuộc xã Đức Tân (phía tây bắc cầu Dắt Dây) chính là vị trí xây dựng dinh Trung Hòa.
Vì trước đó, nhà thờ tộc họ Phạm đã làm bức hoành phi chữ Hán đề là dinh Trung Hòa để phúng tặng sau khi công trình xây dựng xong thì đưa về thờ, thế nhưng công trình lại dở dang giữa chừng nên bức hoành phi đó được đưa về đình Thi Phổ. Vì vậy, sau này người dân quen gọi đình Thi Phổ là dinh Trung Hòa.
< Nội dung sắc phong của vua Tự Đức.
Dulichgo
Lúc đầu đình Thi Phổ chỉ là thiết chế văn hóa tín ngưỡng, về sau đình làng còn có chức năng hành chính, vì mọi công việc hành chính của làng, từ việc đón người đỗ đạt, khao vọng quan trên, xét xử các tranh chấp, phạt vạ, rồi thu tô thuế đến việc bắt lính… đều được tiến hành tại đây. Càng về sau, yếu tố tín ngưỡng, tâm linh trội hơn khiến chức năng hành chính mờ nhạt dần, vì ngoài việc tổ chức các hội hè của làng, dường như bất cứ ngôi đình nào cũng thờ Thành Hoàng, vị thần có công lao to lớn đối với làng và được dân làng suy tôn. Ngoài ra, đình còn thờ các vị thánh, thần khác do dân làng tôn thờ. Do đó mỗi khi bước chân vào đình thường có cảm xúc linh thiêng, tôn nghiêm khó tả.
Trước đây, tại ngôi đình này ngoài việc tổ chức lễ cầu an, lễ tế thần và các hoạt động tín ngưỡng, dân làng còn tổ chức các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chọi gà, đánh đu... để già trẻ gái trai náo nức đến sân đình mở hội, vui chơi Hội làng cũng là dịp để thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, tuyên dương, khích lệ con em trong làng học hành đỗ đạt.
Dulichgo
Đặc biệt, theo nhận định của các nhà chuyên môn, tài sản quý giá nhất còn lưu giữ tại đình Thi Phổ là 24 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong tặng cho các vị thần: Thần Hoàng Bổn Xứ, Bạch Mã Thái Giám, Thiên Y A Na, Nam Hải Đại Tướng Quân, Quan Thánh Đế Quân. Trong đó, 10 đạo sắc của làng Thi Phổ, 14 đạo sắc của làng Thiết Trường và thần sắc sớm nhất vào năm Tự Đức thứ 5 và thần sắc gần đây nhất là năm Duy Tân thứ 3.
Theo hồ sơ khảo tả của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, đình Thi Phổ có kết cấu kiến trúc hình chữ Đinh, mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn, được phản ánh qua kỹ thuật chạm khắc gỗ như các mô típ dây leo thực vật trên khám thờ, hình tượng trụ đội, choãi cánh dơi, đế con tôm trên các vì kèo, đắp nổi hoa văn, chim thú rất tinh xảo trên cổng đình, đỉnh mái và các góc mái của tòa đình.
< Nội dung sắc phong của vua Đồng Khánh.
Tỉ mỉ và độc đáo là các họa tiết, nghệ thuật trang trí đắp nổi trúc tước, tùng lộc, cúc trĩ hay lưỡng long chầu bình hồ lô, con hổ trên bức bình phong, ngũ phúc lâm môn và một số đôi liễn đối ghép bằng sành sứ... mang ý nghĩa phước lộc thọ trường tồn, vĩnh cửu. Dựa vào nội dung những sắc phong và hiện trạng kiến trúc của đình Thi Phổ, có thể nhận định công trình được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 19), là công trình tín ngưỡng mang tính cố kết cộng đồng, gắn liền với lịch sử khai phá lập làng của các bậc tiền hiền, hậu hiền ở vùng đất Mộ Đức.
Câu đối tiêu biểu ở đình Thi Phổ
靈爽萃於兩间聖德神功疆井英聲千古在;
土宇本同一脉文謨武烈山河旺氣萬年鐘。
< Nội dung sắc phong của vua Duy Tân.
Linh sảng tuỵ ư lưỡng gian, thánh đức thần công, cương tỉnh anh thanh thiên cổ tại;
Thổ vũ bổn đồng nhất mạch, văn mô vũ liệt, sơn hà vượng khí vạn niên chung.
Dulichgo
Thông minh, linh hiển tụ hai bên, đức thánh ơn thần, ngàn năm tinh anh còn nơi xóm ấp;
Đất, miếu vốn cùng một mạch, mưu văn công võ, muôn đời khí thạnh chung đúc sơn hà.
Ngày 18.4.2014 UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh đối với đình Thi Phổ. Đây cũng là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên ở Mộ Đức được xếp hạng, là điều kiện để các cấp, các ngành và người dân thể hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
Theo Việt Cường (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!
Đình Thi Phổ còn có tên gọi là dinh Trung Hòa thuộc thôn 4, xã Đức Tân. Tên gọi dinh Trung Hòa có nguồn gốc từ sau năm 1930, vì khi một số người dân ở gần cầu Dắt Dây thuộc làng Thi Phổ Nhất đang xây dựng dinh Trung Hòa thì bị chiến tranh tàn phá nên công trình bị hoãn lại. Theo các vị cao niên trong làng: Bộ khung bê tông, cốt thép mà hiện nay chúng ta thấy bên Quốc lộ 1 thuộc xã Đức Tân (phía tây bắc cầu Dắt Dây) chính là vị trí xây dựng dinh Trung Hòa.
Vì trước đó, nhà thờ tộc họ Phạm đã làm bức hoành phi chữ Hán đề là dinh Trung Hòa để phúng tặng sau khi công trình xây dựng xong thì đưa về thờ, thế nhưng công trình lại dở dang giữa chừng nên bức hoành phi đó được đưa về đình Thi Phổ. Vì vậy, sau này người dân quen gọi đình Thi Phổ là dinh Trung Hòa.
< Nội dung sắc phong của vua Tự Đức.
Dulichgo
Lúc đầu đình Thi Phổ chỉ là thiết chế văn hóa tín ngưỡng, về sau đình làng còn có chức năng hành chính, vì mọi công việc hành chính của làng, từ việc đón người đỗ đạt, khao vọng quan trên, xét xử các tranh chấp, phạt vạ, rồi thu tô thuế đến việc bắt lính… đều được tiến hành tại đây. Càng về sau, yếu tố tín ngưỡng, tâm linh trội hơn khiến chức năng hành chính mờ nhạt dần, vì ngoài việc tổ chức các hội hè của làng, dường như bất cứ ngôi đình nào cũng thờ Thành Hoàng, vị thần có công lao to lớn đối với làng và được dân làng suy tôn. Ngoài ra, đình còn thờ các vị thánh, thần khác do dân làng tôn thờ. Do đó mỗi khi bước chân vào đình thường có cảm xúc linh thiêng, tôn nghiêm khó tả.
Trước đây, tại ngôi đình này ngoài việc tổ chức lễ cầu an, lễ tế thần và các hoạt động tín ngưỡng, dân làng còn tổ chức các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chọi gà, đánh đu... để già trẻ gái trai náo nức đến sân đình mở hội, vui chơi Hội làng cũng là dịp để thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, tuyên dương, khích lệ con em trong làng học hành đỗ đạt.
Dulichgo
Đặc biệt, theo nhận định của các nhà chuyên môn, tài sản quý giá nhất còn lưu giữ tại đình Thi Phổ là 24 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong tặng cho các vị thần: Thần Hoàng Bổn Xứ, Bạch Mã Thái Giám, Thiên Y A Na, Nam Hải Đại Tướng Quân, Quan Thánh Đế Quân. Trong đó, 10 đạo sắc của làng Thi Phổ, 14 đạo sắc của làng Thiết Trường và thần sắc sớm nhất vào năm Tự Đức thứ 5 và thần sắc gần đây nhất là năm Duy Tân thứ 3.
Theo hồ sơ khảo tả của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, đình Thi Phổ có kết cấu kiến trúc hình chữ Đinh, mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn, được phản ánh qua kỹ thuật chạm khắc gỗ như các mô típ dây leo thực vật trên khám thờ, hình tượng trụ đội, choãi cánh dơi, đế con tôm trên các vì kèo, đắp nổi hoa văn, chim thú rất tinh xảo trên cổng đình, đỉnh mái và các góc mái của tòa đình.
< Nội dung sắc phong của vua Đồng Khánh.
Tỉ mỉ và độc đáo là các họa tiết, nghệ thuật trang trí đắp nổi trúc tước, tùng lộc, cúc trĩ hay lưỡng long chầu bình hồ lô, con hổ trên bức bình phong, ngũ phúc lâm môn và một số đôi liễn đối ghép bằng sành sứ... mang ý nghĩa phước lộc thọ trường tồn, vĩnh cửu. Dựa vào nội dung những sắc phong và hiện trạng kiến trúc của đình Thi Phổ, có thể nhận định công trình được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 19), là công trình tín ngưỡng mang tính cố kết cộng đồng, gắn liền với lịch sử khai phá lập làng của các bậc tiền hiền, hậu hiền ở vùng đất Mộ Đức.
Câu đối tiêu biểu ở đình Thi Phổ
靈爽萃於兩间聖德神功疆井英聲千古在;
土宇本同一脉文謨武烈山河旺氣萬年鐘。
< Nội dung sắc phong của vua Duy Tân.
Linh sảng tuỵ ư lưỡng gian, thánh đức thần công, cương tỉnh anh thanh thiên cổ tại;
Thổ vũ bổn đồng nhất mạch, văn mô vũ liệt, sơn hà vượng khí vạn niên chung.
Dulichgo
Thông minh, linh hiển tụ hai bên, đức thánh ơn thần, ngàn năm tinh anh còn nơi xóm ấp;
Đất, miếu vốn cùng một mạch, mưu văn công võ, muôn đời khí thạnh chung đúc sơn hà.
Ngày 18.4.2014 UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh đối với đình Thi Phổ. Đây cũng là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên ở Mộ Đức được xếp hạng, là điều kiện để các cấp, các ngành và người dân thể hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
Theo Việt Cường (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!