Trang Ma Liêu xưa, xã Yên Đức nay
(BQN) - Yên Đức bây giờ là vùng du lịch văn hoá và sinh thái của huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Ông Nguyễn Văn Tuấn (nay là Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch) vốn người Đông Triều, nên hồi còn làm giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, có lần tôi đã đề nghị với ông nên chọn một điểm dừng chân cho khách thăm Vịnh Hạ Long khi đi từ Hà Nội hay sân bay Nội Bài về.
Ông Tuấn bảo: Em cũng đang nghĩ đến điều đó và đã bàn với các anh Huyện uỷ Đông Triều, có thể chọn khu vực sứ Đông Thành. Tôi nói: Yên Đức hay hơn. Anh vừa về xã nói chuyện thơ và giúp xã biên soạn tập thơ về Núi Canh, thấy xã rất đẹp, có nhiều tầng văn hoá và vóc dáng như một thị tứ. Đông Thành khách có thể dừng mua đồ sứ, chứ nghỉ chân thăm thú thì không nơi đâu hơn Yên Đức. Chính tôi cũng thông báo cho lãnh đạo xã biết điều ấy.
Tôi đã ở hẳn Yên Đức dạy học cấp 2, ba năm liền, còn đi về thì bốn năm nữa, từ năm 1962 của thế kỷ trước, nên rất thân thuộc, có thể nói là từng đường ngang ngõ dọc của địa phương.
Dulichgo
Vốn ham học hỏi và tìm kiếm để phục vụ cho việc giảng dạy và để viết báo, làm thơ, tôi đã gặp và hỏi đủ các lớp người. Tôi đã chui vào các hang: Hang Ang Tái, căn cứ du kích ở thôn Dương Đê, hang 73 ở Đồn Sơn, hang Đốc Tít ở Đức Sơn, tương truyền Đốc Tít đánh Pháp có đóng quân ít lâu ở hang này.
Năm đó có một người dân tìm thấy trong hang cái mâm đồng cổ, cho rằng của nghĩa quân còn bỏ lại. Tôi cũng nhiều lần trèo lên núi Đống Thóc, núi Canh, hiện vẫn còn ảnh chụp, lội qua sông ra núi Con Mèo, ngắm rất kỹ bài thơ rất hay (vốn của một viên quan nhà Nguyễn nào đó nhưng lại ghi tên gán cho vua Trần Nhân Tông).
Lúc ấy đi lại còn khó khăn. Tôi nhớ khi sang Đức Sơn, phải lội qua một cái đầm lầy, rất hôi thối, do cây lá rừng lót dưới đáy bùn lâu ngày và cả xác súc vật chết. Đức Sơn thuở ấy, rừng rậm âm u, cây cao, quanh năm ẩm ướt, nhím chạy ra ngơ ngác nhìn người, và sóc trông thấy tôi thì nhảy veo veo qua các cành cây. Tôi thấy có cả báo và rắn.
Chinh phục tôi hơn cả là núi Thung, phong cảnh đẹp một cách cao sang, cây lá thoáng đãng nên thơ, rất có phong độ nho nhã quí phái, núi dịu và lành, còn ghi nhiều bài thơ ngâm vịnh của các nhà thơ địa phương ở thời Nguyễn, dù lúc đó, núi Thung còn là thung lũng hoang, gai góc mọc đầy.
Nhà văn Lê Lựu có truyện vừa Trận đánh núi Con Chuột, kể chuyện du kích xã Yên Đức cùng bộ đội địa phương đánh chìm tàu chiến Pháp. Nhà thơ Trinh Đường có trường ca Núi Canh, nhà văn Hoàng Quốc Hải có tiểu thuyết Chiến luỹ đá viết về tấm gương quả cảm của 73 người, thà chết trong hang núi Canh do giặc Pháp hun khói, chứ quyết không ra hàng. Tôi có sưu tầm được bản chữ chép tay in đá bản diễn ca Yên Đức căm thù, khoảng 1.000 câu thơ lục bát (hay song thất lục bát) của Ngọc Hải, dưới đề Ty tuyên truyền Quảng Yên, viết ngay sau chiến trận, 1950. Đến tôi, tôi cũng có thơ, nay đọc lại vẫn còn xúc động: Ta đứng lặng trước chợ Đồn bình dị/ 73 người - một nấm mộ chôn chung/ Hồn liệt sĩ đã lẫn vào mây trắng/ Bay ngàn năm trên xóm mạc anh hùng…
Lúc bấy giờ chợ Đồn bên núi Canh vẫn họp. Cạnh đó là nấm mộ, gọi là “mộ 73” đắp đất. Nhiều đêm, tôi đi qua đây, không sao quên được cái tiếng gió khuya xao xác đến lạ lùng trong các đám lá mía lợp sơ sài trên nóc quán chợ.
Dulichgo
Đây là một vùng quần thể văn hoá phồn thực nông nghiệp, mà tôi không thấy có ở đâu: Với núi Canh (núi Cày, trông xa như cái cày) núi Thung (Cối giã gạo) núi Đống Thóc, núi Con Chuột (chuẩn bị ăn vụng thóc) và núi Con Mèo (canh cho thóc không bị chuột quấy phá)…
Năm 1990, ta đào được tấm bia Bia đất tam bảo núi Thiên Liêu (tên núi Thung xưa) ở núi Thung, mới hay đây là đất vua Trần phong cho bố mẹ công chúa Bảo Hoàn. Bảo Hoàn lấy Trần Khắc Chung, một danh tướng thời Trần.
Khi giặc Nguyên xâm lăng nước ta lần thứ 3 (1287-1288) cha mẹ Bảo Hoàn hàng giặc, nên đất phong đã bị tịch thu (có lẽ vì vậy mà ông bà đã bị xoá tên). Sau đó, vua Trần Anh Tông (khoảng năm 1294-1313) mới xuống chiếu trả lại đất cho con trưởng của Khắc Chung và Bảo Hoàn là Trần Nguyên Trưng, nhưng rồi Trưng cúng vào chùa làm đất tam bảo và giao cho chú nuôi (nghĩa đệ của Khắc Chung) là nhà sư Hương Lâm, dựng chùa ở đây, vừa tu vừa trông coi.
Cùng với các sự tích như đã nêu trên, phát hiện này làm cho mảnh đất xã Yên Đức có bề dầy lịch sử 700 năm, và trở thành một vùng đất lịch sử văn hoá rất quí hiếm.
Theo Điền Nam (Báo Quảng Ninh)
Du lịch, GO!
Cụm di tích lịch sử và thắng cảnh Yên Đức
Ông Tuấn bảo: Em cũng đang nghĩ đến điều đó và đã bàn với các anh Huyện uỷ Đông Triều, có thể chọn khu vực sứ Đông Thành. Tôi nói: Yên Đức hay hơn. Anh vừa về xã nói chuyện thơ và giúp xã biên soạn tập thơ về Núi Canh, thấy xã rất đẹp, có nhiều tầng văn hoá và vóc dáng như một thị tứ. Đông Thành khách có thể dừng mua đồ sứ, chứ nghỉ chân thăm thú thì không nơi đâu hơn Yên Đức. Chính tôi cũng thông báo cho lãnh đạo xã biết điều ấy.
Tôi đã ở hẳn Yên Đức dạy học cấp 2, ba năm liền, còn đi về thì bốn năm nữa, từ năm 1962 của thế kỷ trước, nên rất thân thuộc, có thể nói là từng đường ngang ngõ dọc của địa phương.
Dulichgo
Vốn ham học hỏi và tìm kiếm để phục vụ cho việc giảng dạy và để viết báo, làm thơ, tôi đã gặp và hỏi đủ các lớp người. Tôi đã chui vào các hang: Hang Ang Tái, căn cứ du kích ở thôn Dương Đê, hang 73 ở Đồn Sơn, hang Đốc Tít ở Đức Sơn, tương truyền Đốc Tít đánh Pháp có đóng quân ít lâu ở hang này.
Năm đó có một người dân tìm thấy trong hang cái mâm đồng cổ, cho rằng của nghĩa quân còn bỏ lại. Tôi cũng nhiều lần trèo lên núi Đống Thóc, núi Canh, hiện vẫn còn ảnh chụp, lội qua sông ra núi Con Mèo, ngắm rất kỹ bài thơ rất hay (vốn của một viên quan nhà Nguyễn nào đó nhưng lại ghi tên gán cho vua Trần Nhân Tông).
Lúc ấy đi lại còn khó khăn. Tôi nhớ khi sang Đức Sơn, phải lội qua một cái đầm lầy, rất hôi thối, do cây lá rừng lót dưới đáy bùn lâu ngày và cả xác súc vật chết. Đức Sơn thuở ấy, rừng rậm âm u, cây cao, quanh năm ẩm ướt, nhím chạy ra ngơ ngác nhìn người, và sóc trông thấy tôi thì nhảy veo veo qua các cành cây. Tôi thấy có cả báo và rắn.
Chinh phục tôi hơn cả là núi Thung, phong cảnh đẹp một cách cao sang, cây lá thoáng đãng nên thơ, rất có phong độ nho nhã quí phái, núi dịu và lành, còn ghi nhiều bài thơ ngâm vịnh của các nhà thơ địa phương ở thời Nguyễn, dù lúc đó, núi Thung còn là thung lũng hoang, gai góc mọc đầy.
Nhà văn Lê Lựu có truyện vừa Trận đánh núi Con Chuột, kể chuyện du kích xã Yên Đức cùng bộ đội địa phương đánh chìm tàu chiến Pháp. Nhà thơ Trinh Đường có trường ca Núi Canh, nhà văn Hoàng Quốc Hải có tiểu thuyết Chiến luỹ đá viết về tấm gương quả cảm của 73 người, thà chết trong hang núi Canh do giặc Pháp hun khói, chứ quyết không ra hàng. Tôi có sưu tầm được bản chữ chép tay in đá bản diễn ca Yên Đức căm thù, khoảng 1.000 câu thơ lục bát (hay song thất lục bát) của Ngọc Hải, dưới đề Ty tuyên truyền Quảng Yên, viết ngay sau chiến trận, 1950. Đến tôi, tôi cũng có thơ, nay đọc lại vẫn còn xúc động: Ta đứng lặng trước chợ Đồn bình dị/ 73 người - một nấm mộ chôn chung/ Hồn liệt sĩ đã lẫn vào mây trắng/ Bay ngàn năm trên xóm mạc anh hùng…
Lúc bấy giờ chợ Đồn bên núi Canh vẫn họp. Cạnh đó là nấm mộ, gọi là “mộ 73” đắp đất. Nhiều đêm, tôi đi qua đây, không sao quên được cái tiếng gió khuya xao xác đến lạ lùng trong các đám lá mía lợp sơ sài trên nóc quán chợ.
Dulichgo
Đây là một vùng quần thể văn hoá phồn thực nông nghiệp, mà tôi không thấy có ở đâu: Với núi Canh (núi Cày, trông xa như cái cày) núi Thung (Cối giã gạo) núi Đống Thóc, núi Con Chuột (chuẩn bị ăn vụng thóc) và núi Con Mèo (canh cho thóc không bị chuột quấy phá)…
Năm 1990, ta đào được tấm bia Bia đất tam bảo núi Thiên Liêu (tên núi Thung xưa) ở núi Thung, mới hay đây là đất vua Trần phong cho bố mẹ công chúa Bảo Hoàn. Bảo Hoàn lấy Trần Khắc Chung, một danh tướng thời Trần.
Khi giặc Nguyên xâm lăng nước ta lần thứ 3 (1287-1288) cha mẹ Bảo Hoàn hàng giặc, nên đất phong đã bị tịch thu (có lẽ vì vậy mà ông bà đã bị xoá tên). Sau đó, vua Trần Anh Tông (khoảng năm 1294-1313) mới xuống chiếu trả lại đất cho con trưởng của Khắc Chung và Bảo Hoàn là Trần Nguyên Trưng, nhưng rồi Trưng cúng vào chùa làm đất tam bảo và giao cho chú nuôi (nghĩa đệ của Khắc Chung) là nhà sư Hương Lâm, dựng chùa ở đây, vừa tu vừa trông coi.
Cùng với các sự tích như đã nêu trên, phát hiện này làm cho mảnh đất xã Yên Đức có bề dầy lịch sử 700 năm, và trở thành một vùng đất lịch sử văn hoá rất quí hiếm.
Theo Điền Nam (Báo Quảng Ninh)
Du lịch, GO!
Cụm di tích lịch sử và thắng cảnh Yên Đức